Skip to main content
Hỗ trợ dịch vụ
0906.362.588
Giờ mở cửa
24/7
Mail liên hệ
hpl@vantaihoaphat.com
Liên hệ

Xử lý như thế nào khi nhân viên mắc sai lầm nghiêm trọng?

Là một nhà quản lý, ngoài trình độ chuyên môn bạn cần phải biết cách xử lý những vấn đề xảy ra với đội ngũ nhân sự của mình. Đặc biệt, khi nhân viên của bạn mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, bạn cần giải quyết trường hợp này thật khéo léo, tránh để xảy ra thêm bất kỳ sai lầm nào khác. Dưới đây là những điều bạn cần thực hiện khi nhân viên của mình mắc lỗi, cùng tham khảo nhé.

Quản lý nhân sự

1. Biến sai lầm thành bài học

Theo Paul Schoemaker, đồng tác giả của Brilliant Mistakes cho rằng: ”Suy nghĩ một cách tích cực thì sai lầm chính là cơ hội để mỗi người rút ra cho mình những bài học đáng giá”. Lỗi xảy ra vì nhiều lý do và việc tập trung giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và qua loa sẽ không thể thúc đẩy nhân viên tiến bộ hơn. Tốt nhất, bạn hãy biến những sai lầm này thành những bài học kinh nghiệm quý giá không chỉ cho người làm sai mà còn cho toàn đội. Tuyệt đối không nên la mắng nhân viên lúc này vì nó chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn mà thôi.

Khuyến khích các cuộc thảo luận mở về bất kỳ kế hoạch cải tiến hoặc thời gian đào tạo cần thiết nào và quan trọng nhất là yêu cầu họ đề xuất giải pháp cho vấn đề. Bằng cách này, bạn sẽ giúp nhân viên tăng cường khả năng xử lý tình huống và quan trọng hơn là có thể ngăn chặn những sai lầm tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

2. Đừng tìm cách khắc phục nhanh

Một khi nhận ra rằng sai lầm đang xảy ra có phạm vi lớn hơn, hầu hết điều đầu tiên mọi người sẽ làm là tìm kiếm giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể nhanh chóng che đậy những gì đã xảy ra. Về mặt lý thuyết, đây có vẻ là phương pháp hoàn hảo nhưng trong thực tế thì không hẳn là như vậy.

Hãy chú ý rằng việc đưa ra quyết định nhanh chóng, ngay lập tức có thể là con dao hai lưỡi và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Những hậu quả này có thể rất bất lợi cho doanh nghiệp của bạn. Thay vì lao vào kết luận, hãy dành thời gian để nhìn nhận vấn đề một cách bao quát nhất và xem xét tất cả các lựa chọn có thể.

3. Đầu tư cho nhân viên nâng cao trình độ

Không phải tất cả các lỗi đều giống nhau và có những sai lầm xảy ra là do vô ý. Tuy nhiên, khi một nhân viên mắc lỗi mà nguyên nhân là do thiếu kiến ​​thức, lúc này bạn nên đầu tư cho nhân viên được học hỏi, nâng cao trình độ, ngay cả khi điều đó làm mất thời gian và nguồn lực của bạn. Nếu có thể bạn nên cung cấp cho họ đủ tài nguyên mà họ có thể học hỏi để nâng cao kỹ năng của mình. Bằng cách này, bạn sẽ bạn sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt nhất và hạn chế tối đa những sai lầm có thể xảy ra.

4. Xây dựng chính sách nghiêm ngặt

Đội ngũ nhân viên chính là trụ cột cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo ra đội ngũ nhân viên năng suất cao và thành thạo không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ hoạt động trơn tru mọi lúc. Ngay cả những nhân viên tài giỏi nhất cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro. Và dĩ nhiên, vấn đề sẽ phát sinh khi những sai lầm đó cứ lặp đi lặp lại.

Bạn nên xem xét việc tạo ra một chính sách công ty nghiêm ngặt, được lên kế hoạch khéo léo và truyền đạt cho nhân viên của bạn. Mặc dù phấn đấu để tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và cởi mở là điều nên làm, bạn cũng nên khiến mọi người chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình và nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra.

Cách giữ chân nhân tài tại công ty

Nhân viên mắc sai lầm là điều không ai mong muốn, nhưng nếu chẳng may điều này xảy ra bạn hãy giữ tâm trạng bình tĩnh và khiển trách nhân viên một cách khéo léo tại phòng làm việc riêng. Sau đó, hãy áp dụng 4 hướng dẫn trên để hạn chế những sai lầm trong tương lai bạn nhé.

 

Tin nổi bật
Hotline: 0906 362 588
Chat Facebook
Gọi điện ngay