Người làm tuyển dụng hay phòng Hành chính nhân sự trong mỗi công ty còn giữ vai trò quan trọng như một người bác sĩ tâm lý. Do vậy, mỗi công ty cần quan tâm đào tạo phòng Hành chính nhân sự phát triển tốt khả năng tâm lý của mình để không chỉ tuyển được người tốt mà còn giữ chân được nhiều nhân viên tốt.
Chúng ta thường gặp bác sĩ tâm lý tại các bệnh viện hay phòng khám nhưng ít ai để ý rằng ở nơi công sở cũng có một vị “bác sĩ tâm lý” rất nhạy bén, chuyên tiếp nhận và giải quyết những tâm tư, mong muốn từ nhân viên cho tới ứng viên phỏng vấn. Nhân vật “giấu mặt” ấy là ai? Cùng Tìm Việc Nhanh làm rõ trong bài viết dưới đây nhé!
“Bác sĩ tâm lý” công sở giải quyết những vấn đề như: khúc mắc với đồng nghiệp, nỗi lo về lương thưởng, tâm tư về gia đình, thiếu thốn trong công việc,… hay như một chuyên gia tâm lý trong cuộc giao tiếp với ứng viên phỏng vấn chính là bộ phận nhân sự, những người ngày ngày làm việc về con người cho một tập thể phát triển vững mạnh.
Nhân viên nhân sự là ”bác sĩ tâm lý” của nhân viên
Đối với nhân viên chính thức và thử việc, bộ phận nhân sự giống như một người chị cả. Trong quá trình làm việc, phòng Hành chính nhân sự sẽ cung cấp dụng cụ làm việc như văn phòng phẩm, nếu bạn cần chia sẻ những mong muốn và tâm tư liên quan tới quyền lợi công việc bạn cũng có thể liên hệ với nhân sự để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
Cầu nối giữa ứng viên và công ty
Trong một buổi phỏng vấn, tùy thuộc mỗi công ty mà bạn sẽ bắt gặp những hình thức phỏng vấn khác nhau như phỏng vấn với nhân sự hoặc phỏng vấn cùng nhân sự và bộ phận chuyên môn. Ngoài việc đánh giá chuyên môn của quản lý trực tiếp thì phòng Hành chính nhân sự giữ vai trò rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Nhân sự sẽ giúp ứng viên hiểu sơ bộ về công ty (quy mô, định hướng, các chế độ và quy định, …), đặc biệt bằng một vài những nhạy bén tâm lý của nhà tuyển dụng, nhân sự sẽ có những đánh giá chính xác về tính cách hay mong muốn của ứng viên thông qua những gì ứng viên thể hiện tại buổi phỏng vấn (cử chỉ, lời nói, ánh mắt, thông tin). Cách người làm nhân sự giao tiếp, lắng nghe ứng viên một cách chân thành còn mang lại ấn tượng tốt cho ứng viên về công ty.
Công việc của người làm tuyển dụng hay bộ phận nhân sự không hề dễ dàng. Họ cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu mong muốn và mối quan tâm của cả ứng viên lẫn khách hàng để có thể nắm bắt nhu cầu của hai bên sao cho kết hợp được đúng người với đúng vị trí. Do vậy, những người làm nhân sự hay nhà tuyển dụng cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng ở nhiều ngành nghề khác nhau như tâm lý học, chăm sóc khách hàng, nhà tư vấn phân tích
Một số kỹ năng của nhà tâm lý học mà người làm tuyển dụng nên tham khảo:
– Có kiến thức phong phú về các lĩnh vực văn hóa, xã hội.
– Có hiểu biết rộng về các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội hàng ngày.
– Có kỹ năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề.
– Có khả năng chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu vấn đề.
– Có khả năng thuyết phục khéo léo, nhẹ nhàng trong giao tiếp, diễn đạt tốt.
– Trung thực, tôn trọng người khác, khách quan, không nhận xét, đánh giá đối với những khúc mắc tâm lý của người khác.
– Nhạy cảm, cởi mở, kiên nhẫn, biết lắng nghe.
– Chịu được áp lực cao trong công việc.
Ở thế giới công sở, con người phải đối diện với nhiều áp lực hơn, với các hiện tượng tâm lý và chứng bệnh thời đại, như: Áp lực công việc dẫn đến stress, mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp. Khi ấy, nhân sự còn giữ vai trò như một “vị bác sĩ tâm lý” đồng hành, định hình và cân bằng những cảm xúc “xáo trộn” của con người trong nhịp sống công sở hiện đại.