Skip to main content
Hỗ trợ dịch vụ
0906.362.588
Giờ mở cửa
24/7
Mail liên hệ
hpl@vantaihoaphat.com
Liên hệ

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Với việc gia nhập các hiệp định thương mại trong những năm gần đây, ngành logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy, đây là thị trường nhiều tiềm năng nên đã đua nhau đổ vốn tại Việt Nam để cạnh tranh thị phần. 

Đầu tư “ồ ạt” từ nguồn vốn nước ngoài vào thị trường Việt Nam

Tham gia thị trường logistics Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không... Trong đó, có khoảng 25 doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư hoạt động logistics tại Việt Nam, chiếm đến 70 - 80% thị phần. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường logistics tại Việt Nam nhiều nhất phải kể đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Pháp… 

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Trong đó, vốn từ các doanh nghiệp Nhật đổ vào lĩnh vực logistics Việt Nam từ khá sớm, đánh dấu bằng sự kiện Vijaco (công ty con của VIMC) cùng 5 đối tác Nhật là Kanematsu, Suzue, Meiko Trans, Kamigumi và Honda Trading bắt tay thành lập liên doanh (năm 1994). Từ đó đến nay, thị trường tiếp tục ghi nhận những thương vụ vốn Nhật đổ vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam. 

Sự đầu tư vượt bậc và nhanh chóng

Theo báo cáo điều tra Chỉ số hoạt động logistics (LPI) năm 2018 của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam được xếp hạng 39/160 nước điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016. Với lợi thế có nhiều cảng biển, ngành logistics được chính phủ đề ra mục tiêu đến 2025 sẽ đóng góp 8-10% GDP, với tốc độ tăng trưởng 15-20% mỗi năm.

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Nắm bắt cơ hội này, sau một thời trầm lắng, vào đầu tháng 7, một công ty con của tập đoàn Nhật Bản Sumitomo đã bỏ ra gần 40 triệu USD để mua 10% của CTCP Gemadept.

Cùng với việc mua lại cổ phần tại Gemadept, Sumitomo sẽ phát triển một ứng dụng trên điện thoại di động cho phép các lái xe container đăng kí trước thời gian bốc dỡ hàng tại các cảng và xử lý các công việc giấy tờ khác.

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Sumitomo ước tính, nếu tất cả xe tải chở hàng trên cả hai chiều cho chuyến đi 150 km giữa Hà Nội và Hải Phòng, quá trình này có thể tiết kiệm 18 triệu USD mỗi năm.

Khoảng 14 triệu container gồm hàng hóa và vật phẩm tương đương được vận chuyển ra và vào Việt Nam hàng năm. Với tốc độ tăng trưởng 7%, con số dự kiến sẽ đạt 23 triệu container vào năm 2025.

Ngành logistics tăng trưởng cao, doanh nghiệp nội đang ở đâu?

Hoạt động logistics đang tăng trưởng nhanh về qui mô, đặc biệt là tăng trưởng lưu vận hàng hàng hóa, nhưng theo đánh giá của WB, so với nước ngoài thì các doanh nghiệp nội vẫn khai thác hết được tiềm năng của ngành này khi mới chỉ đáp ứng dưới 25% nhu cầu logistics.

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Hiện Việt Nam đang có hơn 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, trong đó 70% là công ty nhỏ và trung bình. Thị phần của các công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 20-25%, trong khi 30% công ty logistics đa quốc gia tại Việt Nam chiếm 75-80% thị phần.

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Thị trường Logistics Việt Nam thu hút nguồn vốn ngoại

Báo cáo phân tích mới đây của CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC) cũng cho biết, phần lớn các công ty logistics của Việt Nam là nhà cung cấp 2PL (logistics một phần, chủ hàng thuê một phần dịch vụ logistics).

 

Tin nổi bật
Hotline: 0906 362 588
Chat Facebook
Gọi điện ngay