Skip to main content
Hỗ trợ dịch vụ
0906.362.588
Giờ mở cửa
24/7
Mail liên hệ
hpl@vantaihoaphat.com
Liên hệ

Thị trường logistics ở Việt Nam 2020

Logistics là loại hình dịch vụ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa. Đây cũng là những lĩnh vực có nhiều cam kết đáng chú ý trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) theo hướng mở cửa thị trường, bảo đảm cạnh tranh và minh bạch trong hợp tác kinh doanh và đặt ra những giới hạn đối với quản lý Nhà nước.

Vì vậy, sau khi được chính thức ký kết và sẽ có hiệu lực thi hành trong năm nay, Hiệp định EVFTA được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến tương lai thị trường logistics ở Việt Nam.

Logistics Việt Nam

Tiềm năng Vàng giữa làn sóng đại dịch 

Mặc dù dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn, cản trở cho sự phát triển của ngành Logistics và các doanh nghiệp logistics. Nhưng theo đánh giá của VIRAC, sau dịch là thời cơ tốt để ngành đẩy mạnh tăng trưởng. Bởi sau dịch là lúc các doanh nghiệp đẩy nhanh sản xuất bù đắp khoảng thời gian nghỉ dịch. 

Phải kể đến nhất là xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) đầy tiềm năng. Thương mại điện tử phát triển tích cực với những tên tuổi lớn như Amazon, Lazada, Shopee,… Ngành Logistics cũng đầu tư nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất, giảm thiểu việc thao tác thủ công, có những hướng đi đúng đắn, phát triển bền vững, sáng tạo và phát triển dựa trên IoT( Internet of things). Nâng cao năng lực cho các cụm cảng hàng không, cảng biển và các bãi chuyển tải tại các cửa khẩu biên giới.

Ngoài ra, Chính phủ rà soát các loại thuế, phí, có các giải pháp hỗ trợ giảm chi phí vận tải như giảm giá BOT, phí cầu đường, bến bãi, phí lưu giữ phương tiện, thuế với nhiên liệu bay… Tăng tiến độ và thời gian cấp giấy phép chuyên ngành, giảm bớt thời gian thông quan và kiểm hóa tại cảng để giải phóng hàng tránh phí lưu kho bãi.

Logistics Việt Nam

Những thách thức, cơ hội mà logistics gặp phải 

Cơ hội:

  • Quy mô thị trường dịch vụ logistics nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc độ tăng trưởng cao (20-25% năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ (đây cũng là ngành tiềm năng) có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2010 dự kiến 280 triệu tấn, năm 2015 dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn) (3)
  • Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế giới.

Thách thức:

  • Trước mắt, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ đặc biệt chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Hệ thống thông tin thiếu và chưa hiệu quả. Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics chưa qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp.
  • Thể chế, chính sách Nhà nước với ngành logistics chưa rõ ràng, không đồng bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics non trẻ phát triển. Chi phí kinh doanh không chính thức cao.
Logistics Việt Nam
LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÒA PHÁT

Hà Nội: 936 Đường Bạch Đằng, P Thanh Lương, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 02436331986 - 090 636 2588

Hồ Chí Minh: 68 Đường Bạch Đằng, P 2, Q Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 0899557687 - 0909 707 296

Tin nổi bật
Hotline: 0906 362 588
Chat Facebook
Gọi điện ngay