Hợp đồng là một trong những văn bản cần thiết nhất trong các giao dịch mua bán. Đối với một đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa uy tín, bắt buộc phải làm hợp đồng khi vận chuyển hàng hóa.
Vậy bạn hiểu được những gì về hợp đồng vận chuyển hàng hóa? Nếu chưa nắm được nhiều thông tin thì bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé:
1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Theo điều 535 Bộ luật dân sự Việt Nam thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên.
Trong đó:
+ Bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận.
+ Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển theo đúng như hợp đồng thỏa thuận.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có tác dụng đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho 2 bên, tránh được những tranh chấp không đáng có. Bạn có thể tham khảo các mẫu hợp đồng được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa sau đây
2. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông dụng
Thông thường khi vận chuyển hàng hóa sẽ sử dụng những loại hợp đồng sau:
2.1. Hợp đồng thuê xe vận chuyển
– Là hợp đồng được thực hiện khi đơn vị của bạn có nhu cầu thuê xe tự vận chuyển hàng. Ví dụ như: thuê xe tải các loại, xe cẩu…
2.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
– Được thực hiện trên nguyên tắc lập thành văn bản, là sự thỏa thuận vận chuyển một loại hàng cụ thể. Thông qua các điều kiện và thỏa thuận nêu chi tiết trong hợp đồng.
– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa thường hết hiệu lực ngay sau khi giao hàng xong. Không xuất hiện các phát sinh nào ngoài ý muốn xảy ra.
2.3. Hợp đồng vận chuyển nguyên tắc
– Là một hợp đồng khung thỏa thuận, để các bên thực hiện các giao dịch phát sinh sau đó.
– Hợp đồng này thường có thời hạn lâu dài, ít nhất hai bên thỏa thuận hợp tác trong 1 năm
3. Nội dung trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Về cơ bản, các loại hợp đồng vận chuyển đều bao gồm những nội dung chính sau:
3.1. Chủ thể kí kết hợp đồng:
– Chủ thể mỗi bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức
+ Nếu là tổ chức: Người được nêu tên trong hợp đồng phải là người đại diện của tổ chức được pháp luật công nhận.
+ Nếu người có thẩm quyền không thể tham gia kí kết, có thể ủy quyền cho người khác. Tuy nhiên cần có văn bản ủy quyền kèm theo
3.2. Đối tượng vận chuyển:
Trong hợp đồng cần chỉ rõ đặc điểm cơ bản như: loại hàng, kích thước, cách đóng gói, …
Những quy cách này sẽ là cơ sở để kiểm tra khi giao – nhận hàng hóa.
3.3. Thời gian, địa điểm giao và nhận hàng:
Là thời điểm và địa chỉ, người thực hiện giao – nhận hàng được xác nhận cụ thể tại hợp đồng.
3.4. Cước phí vận chuyển:
Các bên sẽ thỏa thuận trước với nhau về cước phí vận chuyển, chi phí phát sinh kèm theo…
3.5. Phương thức thanh toán:
Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản ngân hàng. Giao hẹn thời gian thanh toán tiền…
3.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Làm rõ trách nhiệm hai bên phải thực hiện, quy trách nhiệm và bồi thường nếu vi phạm hợp đồng…
3.7. Thời hạn hợp đồng:
Thời gian kí kết hợp đồng giữa hai bên có thời hạn trong bao lâu.
Việc giao dịch, kí kết hợp đồng xảy ra giữa hai bên khi vận chuyển hàng hóa là điều tất yếu cần phải thực hiện. Để việc hợp tác giữa hai bên thuận lợi và có sự ràng buộc chặt chẽ về pháp luật, bạn nên lựa chọn và nghiên cứu kĩ các loại hợp đồng phù hợp với mục đích của mình.
Hi vọng bài viết này giúp cho các bạn có được những thông tin hữu ích để kí kết được những bản hợp đồng thành công nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm về: CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN TẢI HÒA PHÁT
Hoặc liên hệ ngay để được tư vấn:
Hà Nội: 936 Đường Bạch Đằng, P Thanh Lương, Quận Hai Bà Trưng, HN
024.0633.1986 – 0906.362.588
Hồ Chí Minh : 68 Đường Bạch Đằng, P2, Quận Tân Bình, TP HCM
0899.557.689 – 0909.707.296